Tại sao laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng? FASTCARE sẽ chỉ bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này. Theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Sẽ rất dễ hiểu nếu bạn không thể vào mạng vì không kết nối được wifi. Nhưng tất cả người dùng đều từng gặp phải trường hợp gây khó chịu hơn. Đó chính là laptop có mạng nhưng không vào được internet.
Hầu hết mọi người đều sẽ loay hoay ngắt kết nối wifi và kết nối lại. Nhưng có một số vấn đề mà cả việc reset lại mạng cũng không giải quyết được. Vì vậy, FASTCARE ở đây để giúp bạn tìm hiểu các cách khắc phục nhanh laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng nhé.
Trang web bạn đang vào bỗng bị kẹt ở trạng thái loading rất lâu. Khi laptop kết nối được wifi nhưng không có mạng, nguyên nhân có thể xuất phát từ các lỗi sau:
✤ Lỗi Mạng hoặc Router: Mạng wifi có thể gặp sự cố, chẳng hạn như mất kết nối hoặc cấu hình địa chỉ IP không đúng. Khi sử dụng cấp địa chỉ IP tự động, có thể xảy ra xung đột địa chỉ IP trên mạng.
✤ Cài Đặt Proxy Sai: Cài đặt proxy không chính xác hoặc không phù hợp có thể làm gián đoạn quá trình kết nối mạng.
✤ Firewall hoặc Antivirus Cản Trở: Firewall hoặc phần mềm antivirus trong laptop có thể chặn kết nối WiFi.
✤ Driver Card hoặc cấu hình mạng bị lỗi: Việc laptop có mạng nhưng không vào được web có thể do lỗi không cập nhật driver. Điều này dẫn đến cấu hình mạng như DNS hoặc cấu hình TCP/IP có thể bị lỗi.
Và rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến laptop có wifi mà không vào được mạng. Trên đây, FASTCARE liệt kê những nguyên nhân chính và thường gặp, giúp bạn xác định lỗi nhanh hơn.
FASTCARE đã lý giải xong tại sao laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng. Với những lỗi này thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Sau đây FASTCARE sẽ trình bày các cách phổ biến và hiệu quả nhất.
Cách đầu tiên và đơn giản nhất mà người dùng có thể nghĩ ra là tắt mạng và thử kết nối lại. Lỗi kết nối wifi nhưng không vào được mạng có khả năng không phải do laptop của bạn mà do vấn đề đường truyền. Đường truyền kết nối dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố, nên thỉnh thoảng hệ thống wifi sẽ bị nhiễu khiến bạn không vào được internet.
Cách khắc phục là bạn khởi động lại bộ phát wifi. Thử rút phích cắm và kiểm tra dây cáp có cắm sai vị trí không. Nếu cắm lại thấy đèn tín hiệu trên wifi đã có màu xanh và nhấp nháy đều thì thử kết nối lại. Đảm bảo laptop đã tắt chế độ máy bay nhé. Chế độ máy bay trên laptop sẽ ngắt toàn bộ nguồn mạng nên bạn cũng nên kiểm tra lại mục này trong cài đặt.
Có thể bạn cần:
Laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng vì bạn chưa cập nhật hệ điều hành. Laptop sử dụng hệ điều hành Windows hay IOS thì đều có những phiên bản mới ra mắt thường xuyên. Cập nhật hệ điều hành không chỉ thêm tính năng và giao diện mới mà còn sửa lỗi và tránh xung đột phần mềm. Nếu bạn chưa cập nhật hệ điều hành thì hãy vào phần Cài đặt trong laptop và cập nhật liền nhé. Quá trình cập nhật sẽ thường từ 20 phút đến nửa tiếng tùy tốc độ chạy của máy.
Khi cập nhật hệ điều hành, laptop sẽ tự động cập nhật driver. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn có thể cập nhật thủ công theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở Device Manager.
Bước 2: Tìm chọn mục Network Adapters. Bạn nhấn đúp để mở danh sách mạng, update card mạng bằng cách nhấn chuột phải và chọn Update driver.
Bước 3: Làm theo các bước hướng dẫn để bạn có thể tìm driver hoặc để laptop tự chọn driver phù hợp.
Laptop có tính năng Troubleshoot - tự tìm kiếm lỗi xung đột trong laptop. Bạn có thể tận dụng tính năng này để kiểm tra tại sao laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng.
Bước 1: Truy cập Cài đặt trên laptop bằng tổ hợp phím Windows + I.
Bước 2: Trong tab Systems hãy chọn Troubleshoot > Nhấn chọn Other troubleshooters.
Bước 3: Chọn mục Run tại tab Network and Internet.
Nếu mạng của bạn ổn định, laptop sẽ hiện lên cửa sổ thông báo mạng wifi không xảy ra vấn đề. Ngược lại, laptop sẽ đề xuất các phương án sửa chữa lỗi và laptop cũng tự chạy chương trình sửa lỗi luôn. Mọi thao tác chỉ cần theo hướng dẫn của laptop đề xuất.
Command Prompt là một ứng dụng dòng lệnh trong hệ điều hành Windows. Command Prompt thường được sử dụng trong quá trình sửa lỗi, cấu hình hệ thống, và thực hiện các tác vụ quản lý hệ thống cơ bản. Laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng có thể do lỗi Limited Access. Bạn có thể xin cấp lại IP sử dụng Command Prompt như sau:
Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run. Nhập lệnh “cmd” và chọn OK.
Bước 2: Trên giao diện Command Prompt, bạn nhập lệnh ipconfig /release để giải phóng địa chỉ IP cũ và ipconfig /renew để làm mới địa chỉ IP máy tính.
Cuối cùng bạn hãy khởi động lại laptop và kết nối mạng đã ổn định chưa.
Thiết lập IP tĩnh là quá trình gán một địa chỉ IP cố định cho một thiết bị mạng, thay vì sử dụng DHCP để tự động nhận địa chỉ IP từ máy chủ DHCP. Khi bạn thiết lập IP tĩnh, địa chỉ IP của thiết bị không thay đổi theo thời gian.
Bước 1: Truy cập Cài đặt và chọn mục Network and Internet> Tiếp tục chọn Ethernet.
Bước 2: Chọn Edit ở mục IP Assignment.
Bước 3: Nhấp chọn Manual.
Bước 4: Chọn nút chuyển ở mục IPV4 và nhập chi tiết như hình bên dưới sau đó nhấn Save.
Cách đặt IP tĩnh này sẽ giúp ổn định kết nối mạng của bạn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách truy cập một trang web bất kỳ. Nếu truy cập mạng chạy mượt mà, tức là IP tĩnh bạn vừa thiết lập đã phù hợp và hiệu quả.
FASTCARE đã tổng hợp xong các cách khắc phục laptop có kết nối wifi nhưng không vào được mạng. Hy vọng các cách trên có thể giúp đường truyền mạng của bạn ổn định hơn. Nếu sự cố bạn gặp phải nghiêm trọng hơn, hãy nhờ đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên mạng hoặc trung tâm sửa chữa laptop uy tín nhé. Chúc các bạn thành công.
Chủ đề hot
Tổng đài miễn phí: 1800 2057
Phản ánh dịch vụ: 1800 2018
Giờ làm việc: Thứ 2 - CN, 8:00 - 21:00
Hệ thống cửa hàng Fastcare