Cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF và VLOOKUP

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF và VLOOKUP dễ hiểu và dễ thực hiện. Cùng FASTCARE xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Excel là một công cụ vô cùng hữu ích hỗ trợ người dùng thống kê, xử lý dữ liệu theo một cách hệ thống và chính xác trong thời gian ngắn. Đặc biệt là với những phép tính phức tạp, các hàm của Excel càng chứng minh được vai trò của mình.

banner-fastcare-blog-desktop-ban-da-thay-pin-iphone-chua-850x200

Và trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn đến các bạn cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF và VLOOKUP đơn giản, dễ dàng thực hiện nhưng lại vô cùng chính xác. Cùng mình tìm hiểu nhé!

Cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF và VLOOKUP

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF và VLOOKUP đơn giản với các ví dụ vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Theo dõi ngay nhé!

Giới thiệu về hàm IF

Hàm IF là hàm điều kiện. Nó hoạt động dựa trên công thức nếu… thì… . Hay nói chi tiết hơn, hàm IF sẽ giúp bạn kiểm tra một đối tượng/giá trị nào đó để xác định xem đối tượng/giá trị đó có thỏa mãn những điều kiện đã được đưa ra hay không. 

Nếu thỏa thì nó sẽ trả về một kết quả và ngược lại, nếu không đúng 1 kết quả khác sẽ được trả về. Và các kết quả đó sẽ được bạn thiết lập sẵn trong hàm IF trước khi chạy dữ liệu.

Cú pháp của hàm IF:

=IF (Điều kiện, kết quả 1, kết quả 2)

Nếu điều kiện đúng thì kết quả trả về sẽ là kết quả 1, ngược lại nếu điều kiện sai, kết quả sẽ là kết quả 2).

Ví dụ: Để kiểm tra kết quả thi của một số bạn, nếu điểm từ 5 trở lên là các bạn đã đậu. Nhưng nếu dưới 5 tức là các bạn đã trượt. Bạn nhập vào ô kết quả cú pháp như hình sau:

ví dụ về cách sử dụng hàm IF

Sau đó bạn chỉ cần kéo thả ô kết quả vừa nhận được cho tất cả các bạn còn lại để kiểm tra nhanh mà không cần mất thời gian gõ lại hàm cho từng bạn.

ví dụ về cách sử dụng hàm IF 2
 

Cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF

Bạn có thể chỉ sử dụng 1 hàm IF vẫn có thể nhanh chóng xác định được đơn giá. Khá bất ngờ đúng không nào và dưới đây mình sẽ gửi đến các bạn một ví dụ cụ thể: Ở một cửa hàng có bán 2 loại mặc hàng là Áo và Váy, mỗi loại đều sẽ có 2 mã sản phẩm là 1 và 2 với đơn giá khác nhau. 

Cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm IF

Hàm IF sẽ giúp các bạn nhanh chóng xác định đơn giá cho mỗi sản phẩm nhanh chóng và bạn sẽ sử dụng công thức sau:

=IF(AND(B3=$B$13,C3=$C$12),$C$13,IF(AND(B3=$B$13,C3=$D$12),$D$13,IF(AND(B3=$B$15,C3=$C$12),$C$14,$D$14)))

công thức tính đơn giá trong excel bằng hàm if

Và đây là kết quả nhận được:

kết quả của cách tính đơn giá trong excel bằng hàm if

Sau đó, các bạn kéo thả chuột để Excel giúp bạn cập nhật đơn giá cho các sản phẩm còn lại.

kéo thả kết quả của cách tính đơn giá trong excel bằng hàm if

Giới thiệu về hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP hỗ trợ người dùng lấy dữ liệu từ bảng theo hàng dọc một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp cũng các hàm khác hoặc chỉ 1 mình hàm này riêng lẻ đều được.

Cú pháp của hàm VLOOKUP:

=VLOOKUP(Nội dung cần tra cứu, phạm vi muốn tìm, số thứ tự của cột trong phạm vi chứa giá trị cần trả về, trả về kết quả khớp Gần đúng hoặc Chính xác – được biểu thị là TRUE=1 hoặc FALSE=0).

giới thiệu về hàm vlookup

Cách tính đơn giá trong Excel bằng hàm VLOOKUP

Với cách này, mình sẽ tiến hành kết hợp hàm VLOOKUP và hàm MATCH để tính đơn giá. 

Đây là công thức chung khi kết hợp 2 hàm: 

=VLOOKUP(lookup_value,table_array,MATCH(lookup_value,lookup_array,[match_type],range_lookup)

Và mình cũng sẽ tiếp tục sử dụng ví dụ như trên để các bạn dễ so sánh 2 cách làm nhé!

Sau khi vận dụng vào bài, công thức sẽ trở thành: 

=VLOOKUP(B3,$B$13:$D$14,MATCH(C3,$B$12:$D$12,0),0)

Nhập công thức này vào ô đơn giá E3 ta được hình như sau: 

cách tính đơn giá trong excel bằng hàm vlookup

Kết quả này tương tự với việc sử dụng hàm IF phía trên, nên các bạn có thể lựa chọn cách mình cảm thấy dễ thực hiện hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

✿ Cách chuyển file Word sang Excel trên máy tính tiện lợi 
✿ Hướng dẫn bạn cách hiện các thanh công cụ trong Excel 2010

Hướng dẫn cách sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp hàm IF

Sau khi đã lần lượt tìm hiểu về hàm VLOOKUP và hàm IF cũng như cách sử dụng 2 hàm này thì mình sẽ bật mí với các bạn cách dùng hàm VLOOKUP kết hợp hàm IF vô cùng tiện lợi giúp bạn xử lý dữ liệu vô cùng nhanh chóng.

Ví dụ: Công ty A dựa vào doanh số bán hàng của nhân viên để tính tiền thưởng. Công ty chỉ thưởng cho những nhân viên có doanh số đạt trên 100 sản phẩm và tương ứng mức tiền thưởng họ nhận được sẽ là 1000, nhưng nếu dưới 100, họ sẽ không nhận được tiền thưởng.

Và dưới đây là cách giải quyết vấn đề này bằng hàm IF và VLOOKUP:

Các bạn nhập công thức sau vào các ô thuộc cột C để xác định tiền thưởng:

=IF(VLOOKUP(A2,A2:B9, 2,FALSE)>100,100,0).

banner-fastcare-blog-desktop-he-thong-sua-dien-thoai-laptop-850x200

cách sử dụng hàm vlookup kết hợp hàm if

Và đây kết quả nhận được: 

kéo thả kết quả cách sử dụng hàm vlookup kết hợp hàm if

Qua bài viết, mình đã giới thiệu đến các bạn thông tin cũng như cách cách tính đơn giá trong excel bằng hàm IF và hàm VLOOKUP cùng cách kết hợp 2 hàm này. Mong rằng những chia sẻ này hữu bạn trong quá trình thống kê và xử lý các dữ liệu trong Excel. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và đừng quên chia sẻ với mọi người xung quanh nhé!